Metaverse “bùng nổ” tại Hàn Quốc – thị trường giải trí lớn nhất Châu Á

Hàn Quốc sẽ sớm đắm chìm trong Metaverse, khi hàng loạt các ngành nghề trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công cộng của nước này tung ra các ứng dụng và hình đại diện ảo.

Metaverse là gì? Kỷ nguyên mới siêu thế giới ảo

Metaverse là một khái niệm về một vũ trụ 3D trực tuyến, liên tục, kết hợp nhiều không gian ảo khác nhau. Bạn có thể coi nó như một sự lặp lại trong tương lai của Internet. Metaverse sẽ cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.

Metaverse cho phép người dùng kết nối với nhau qua không gian 3D

Metaverse đơn giản được hiểu là siêu vũ trụ ảo và ở đây thì các không gian vũ trụ ảo cùng tồn tại, trong khi đó thì tiền tố ‘meta’ có nghĩa là vượt lên.

Như chúng ta cũng đã thấy sau khi công ty mẹ Facebook đổi tên thành Meta, CEO Mark Zuckerberg muốn hướng tương lai công ty vượt xa hơn nữa thông qua việc xây dựng và đưa trải nghiệm người dùng theo chủ nghĩa Maximalist (chủ nghĩa tối đa hóa), kết nối trực tiếp đến một thế giới được gọi là Metaverse.

Còn hậu tố ‘verse’ là viết tắt của từ Universe, đề cập đến yếu tố mang tính vũ trụ. Các công ty công nghệ sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thế giới ảo được tạo nên từ Internet cơ bản và hỗ trợ các công cụ thực tế ảo VR (Virtual Reality) hay thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality), hoặc thậm chí là cả MR (Mixed Reality, kết hợp giữa VR và AR). 

Ứng dụng Metaverse “xâm nhập” hầu hết các lĩnh vực tại Hàn Quốc

Theo khảo sát, ngày càng có nhiều người dân và các doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc triển khai tiếp cận và ứng dụng Metaverse vào cuộc sống theo những cách đầy bất ngờ và mới mẻ.

Hiện đã có 2 nhà bán lẻ lớn tại quốc gia này áp dụng Metaverse và công nghệ AI nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Cụ thể, ngày 16/11 vừa qua, GS Shop đã cho ra mắt tính năng hỗ trợ mua sắm tại nhà thông qua Metaverse. Khách hàng có thể thăm quan các hoạt động diễn ra bên trong các cơ sở sản xuất thực phẩm để kiểm soát chất lượng của cơ sở cũng như các thực phẩm đang được bày bán.

Metaverse được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tại Hàn Quốc

Theo Jason Ye nhà đồng sáng lập Công ty Tăng tốc Hệ sinh thái đa chuỗi DeS Spread, đã nhận thấy sự bùng nổ của các công ty tham gia Metaverse ở Hàn Quốc. Ông nói với Cointelegraph:

“Có vẻ như mọi công ty đều đang tham gia vào Metaverse và Play để kiếm tiền trong những ngày này.

“Hàn Quốc có các khu công nghiệp với quy mô vô cùng lớn. Hoàn toàn có thể sử dụng các IP đó kết hợp với những nội dung phù hợp để xây dựng những mô hình kinh doanh tuyệt vời. Nội dung hấp dẫn chính là yếu tố thuận lợi để tham gia vào Metaverse.”

Một số ngành trong lĩnh vực bán lẻ, tài chính hay cả một số dịch vụ công cũng đã phát triển cho mình các hình đại diện Metaverse hay trí tuệ nhân tạo AI.

Lotte Home Shopping, công ty có mức doanh số đạt 14 tỷ USD trong năm 2020, đã cho ra mắt Lucy.

Đây là một mô hình ảo có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm của thương hiệu Lotte. Trong tương lai, Lotte đang hướng tới việc sử dụng Lucy trong các nội dung video và mạng xã hội bởi mô hình ảo này cũng có tài khoản Instagram riêng.

Và sắp tới, có thể Lucy sẽ được tích hợp vào các cửa hàng ảo dựa trên Metaverse của Lotte.

Metaverse dường như là lựa chọn hoàn hảo cho nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc

Hiện công nghệ thực tế ảo cũng đã tham gia vào một số lĩnh vực của khu vực công. Hôm 6/11 vừa qua, chính quyền thành phố Seoul đã lên kế hoạch xây dựng nền tảng Metaverse để người dân có thể tham gia nộp đơn kiến nghị các vấn đề dân sự vào năm 2023.

Seoul lên kế hoạch xây dựng nền tảng Metaverse

Dự kiến “Trung tâm Metaverse 120” sẽ tiến hành xử lý các lượt truy cập ảo mà không yêu cầu bất kỳ sự có mặt thực tế nào của khách truy cập.

Ngoài ra, vào ngày 10/11 vừa qua, quân đội Hàn Quốc cũng đưa ra thông báo rằng họ đang nghiên cứu để triển khai các chương trình huấn luyện binh sĩ sử dụng các ứng dụng Metaverse vào năm 2030.

Từ khóa :
Bài viết mới
Tin nổi bật