Bitcoin và Mô hình Stock to Flow

Mô hình Stock to Flow là gì?

Nói một cách đơn giản, mô hình Stock to Flow (SF hoặc S2F) là một cách để đo độ dồi dào của một tài nguyên cụ thể. Trong đó Stock là trữ lượng còn Flow là lưu lượng. Tỷ lệ Stock to Flow được tính bằng tổng trữ lượng chia cho lưu lượng được sản xuất hàng năm.Mô hình Stock to Flow thường được áp dụng với các tài nguyên thiên nhiên. Hãy lấy ví dụ về vàng. Mặc dù các ước tính có thể khác nhau, Hội đồng Vàng Thế giới ước tính có khoảng 190.000 tấn vàng đã được khai thác. Số lượng này (tức tổng cung) được gọi là trữ lượng. Trong khi đó, có khoảng 2.500-3.200 tấn vàng được khai thác mỗi năm. Số lượng này được gọi là lưu lượng.

Chúng ta có thể tính tỷ lệ Stock to fFlow bằng hai đơn vị đo này. Nhưng thực sự, nó có nghĩa là gì? Về cơ bản, với một tài nguyên nhất định, nó cho thấy có bao nhiêu nguồn cung vào thị trường mỗi năm so với tổng nguồn cung. Tỷ lệ Stock to Flow càng cao, nguồn cung mới vào thị trường càng ít so với tổng nguồn cung. Như vậy, về mặt lý thuyết, một tài sản có tỷ lệ Stock to Flow càng cao sẽ giữ được giá trị tốt trong dài hạn.

Ngược lại, hàng tiêu dùng và hàng hóa công nghiệp thường sẽ có tỷ lệ Stock to Flow thấp. Tại sao vậy? Vì giá trị của chúng thường đến từ việc chúng bị tiêu hủy hoặc tiêu thụ, và hàng tồn kho (stock) thường phụ thuộc vào số lượng tiêu thụ. Những tài nguyên này không nhất thiết phải có giá trị cao như tài sản, vì vậy chúng không phù hợp để làm tài sản đầu tư. Trong một số trường hợp đặc biệt, giá của các hàng hóa này có thể tăng nhanh nếu có dự đoán về sự thiếu hụt nguồn cung trong tương lai. Nhưng thường thì nguồn cung này luôn đi theo lượng cầu. Lưu ý, không phải tài nguyên nào khan hiếm thì đều giá trị. Vàng là một ví dụ, và trữ lượng vàng hiện có là190.000 tấn! Theo tỷ lệ Stock to Flow, vàng có giá trị vì sản lượng hàng năm so với trữ lượng hiện tại là tương đối nhỏ và không đổi.

Tỷ lệ Stock to Flow của vàng là gì?

Trong lịch sử, vàng có tỷ lệ Stock to Flow cao nhất trong số các kim loại quý. Nhưng chính xác là bao nhiêu? Quay trở lại ví dụ trước, hãy chia tổng nguồn cung 190.000 tấn cho 3.200, chúng ta có tỷ lệ Stock to Flow của vàng là ~59. Điều này cho chúng ta biết rằng: Với tốc độ sản xuất hiện tại, sẽ mất khoảng 59 năm để khai thác 190.000 tấn vàng. Lưu ý, khối lượng vàng được khai thác mỗi năm thường là những ước tính. Nếu chúng ta tăng sản lượng hàng năm (flow) lên 3.500, tỷ lệ Stock to Flow sẽ giảm xuống còn ~54.Vậy, tại sao chúng ta không tính luôn tổng giá trị của tất cả số vàng đã được khai thác? Theo một số cách, điều này tương đối giống với việc tính tổng vốn hóa thị trường của thị trường tiền mã hóa. Ví dụ, nếu chúng ta lấy một mức giá khoảng 1.500 đô la mỗi ounce troy vàng, thì tổng giá trị của tất cả vàng trên thế giới là khoảng 9 nghìn tỷ đô la. Nghe có vẻ rất nhiều, nhưng nếu gom tất cả vàng thành một khối thì khối đó chỉ có thể lắp vừa một sân bóng đá! Tương tự, tổng giá trị cao nhất của mạng Bitcoin là khoảng 300 tỷ đô la vào cuối năm 2017 và đang dao động vào khoảng $120 tỉ tại thời điểm này.

Stock to Flow và Bitcoin

Nếu bạn hiểu cách Bitcoin hoạt động, bạn sẽ không thấy khó hiểu tại sao mô hình Stock to Flow có thể áp dụng cho Bitcoin. Về cơ bản, trong mô hình này, Bitcoin cũng được tính tương đương với các mặt hàng khan hiếm, như vàng hoặc bạc. Vàng và bạc thường được gọi là các vật lưu trữ giá trị. Về lý thuyết, chúng lưu giữ giá trị của mình trong thời gian dài do khan hiếm và có lưu lượng thấp. Hơn nữa, rất khó để tăng đáng kể nguồn cung của chúng trong một khoảng thời gian ngắn. Theo những người ủng hộ mô hình Stock to Flow, Bitcoin có thể xem là một loại tài nguyên bởi nó khan hiếm, tốn kém để tạo ra, và có nguồn cung tối đa được giới hạn ở mức 21 triệu đơn vị. Ngoài ra, nguồn cung Bitcoin mới được xác định bằng cấp độ giao thức, khiến cho lưu lượng hoàn toàn có thể dự đoán được. Có thể bạn đã từng nghe đến sự kiện chia tách Bitcoin . Theo đó, lượng cung Bitcoin mới đưa vào hệ thống sẽ giảm một nửa sau mỗi 210.000 khối (khoảng bốn năm).

Tổng cung BTC đã khai thác (%) và Trợ cấp khối (BTC).

Tổng cung BTC đã khai thác (%) và Trợ cấp khối (BTC).

Với những người đề xuất mô hình này, chính những tính chất trên đã khiến Bitcoin trở thành một loại tài nguyên kỹ thuật số, khan hiếm và cực kỳ tiềm năng để giữ giá trị trong dài hạn. Ngoài ra, họ cho rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa Stock to Flow và giá trị thị trường. Theo dự đoán của mô hình, giá của Bitcoin sẽ tăng đáng kể theo thời gian do tỷ lệ Stock to Flow liên tục giảm. Có ý kiến cho rằng việc áp dụng mô hình Stock to Flow vào Bitcoin được cho là ý tưởng của blogger PlanB.

Tỷ lệ Stock to Flow của Bitcoin là gì?

Hiện tại, nguồn cung đang lưu hành của Bitcoin vào khoảng 18 triệu đơn vị. Trong khi đó, nguồn cung mới khoảng 0,7 triệu đồng mỗi năm. Sau sự kiện chia tách vào tháng 5/2020, tỷ lệ này ở mức khoảng 50. Trong hình dưới, bạn có thể thấy mối quan hệ lịch sử giữa đường trung bình động Stock to Flow của Bitcoin trong 365 ngày của với giá của nó. Biểu đồ cũng thể hiện các ngày diễn ra việc chia tách Bitcoin trên trục tung.

Mô hình Stock-to-Flow của Bitcoin. Nguồn: LookIntoBitcoin.com

Mô hình Stock-to-Flow cho Bitcoin. Nguồn: LookIntoBitcoin.com

Những hạn chế của mô hình Stock to Flow

Stock to Flow là một mô hình hữu ích để đo lường sự khan hiếm, nhưng nó không tính hết tất cả các vấn đề thuộc về tổng thể. Điểm mạnh của mô hình này là các giả định khá rõ ràng. Giá trị của Stock to Flow là mô hình giả định sự khan hiếm có thể đo được, từ đó thúc đẩy giá trị. Nhiều chuyên gia nhận định, việc sử dụng mô hình Stock to Flow sẽ là thất bại nếu Bitcoin không có bất kỳ giá trị hữu ích nào ngoài sự khan hiếm nguồn cung.

Sự khan hiếm, lưu lượng có thể dự đoán và tính thanh khoản toàn cầu của vàng đã khiến nó trở thành vật lưu trữ giá trị tương đối ổn định so với các loại tiền pháp định, vốn dễ bị mất giá.

Theo mô hình này, sự biến động của Bitcoin cũng sẽ giảm theo thời gian. Điều này được xác nhận bởi dữ liệu lịch sử từ Coinmetrics.

Đường trung bình động 200 ngày của tính biến động 180 ngày của Bitcoin. Nguồn: Coinmetrics.io

Đường trung bình động 200 ngày của Biến động giá 180 ngày của Bitcoin. Nguồn: Coinmetrics.io

Việc định giá một tài sản đòi hỏi phải tính đến sự biến động giá của nó. Nếu biến động giá có thể dự đoán được ở một mức độ nào đó, mô hình định giá có thể sẽ đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, Bitcoin nổi tiếng với những biến động giá lớn. Ở cấp độ vĩ mô, sự biến động giá có thể đang giảm, nhưng Bitcoin được định giá trong một thị trường tự do ngay từ ban đầu. Điều này có nghĩa là giá chủ yếu là tự điều chỉnh trên thị trường mở bởi những người dùng, các nhà giao dịch và các nhà đầu cơ. Kết hợp với tính thanh khoản tương đối thấp, Bitcoin có khả năng dễ rơi vào tình thế biến động giá đột ngột hơn so với các tài sản khác. Vì vậy, mô hình Stock to Flow có thể không tính được những điều này. Ngoài ra, còn có những biến động khác như các sự kiện kinh tế Thiên nga đen, cũng có thể làm suy yếu mô hình này. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng thật ra mô hình nào cố gắng dự đoán giá của một tài sản dựa trên dữ liệu lịch sử đều có thể có các thiếu sót. Một sự kiện Thiên nga đen, theo định nghĩa, luôn tồn tại yếu tố bất ngờ. Vì vậy, dữ liệu lịch sử không thể được dùng để giải thích cho các sự kiện chưa biết.

Kết luận

Mô hình Stock to Flow đo lường mối quan hệ giữa trữ lượng hiện có của một tài nguyên và tốc độ sản xuất của nó. Mô hình này thường được áp dụng cho kim loại quý và các mặt hàng khác, nhưng một số ý kiến cho rằng nó cũng có thể được áp dụng với Bitcoin.

Theo nghĩa này, Bitcoin có thể được xem là một nguồn tài nguyên kỹ thuật số khan hiếm. Theo phương pháp phân tích này, những tính chất độc đáo của Bitcoin có thể khiến đồng tiền này được xem như một tài sản lưu giữ giá trị trong dài hạn.

Bài viết mới
Tin nổi bật