Khái niệm cơ bản về phân tích kỹ thuật

Vị thế Long là gì?

Một vị thế Long (hoặc ngắn gọn là Long) có nghĩa là mua một tài sản với kỳ vọng rằng giá trị của nó sẽ tăng lên. Các vị thế Long thường được sử dụng trong ngữ cảnh của các sản phẩm phái sinh hoặc Forex , nhưng về cơ bản chúng áp dụng cho bất kỳ loại tài sản hoặc loại thị trường nào. Mua một tài sản trên thị trường giao ngay (spot) với hy vọng rằng giá của nó sẽ tăng lên cũng tạo nên một vị thế Long.

Đầu tư lâu dài (Long) vào một sản phẩm tài chính là cách đầu tư phổ biến nhất, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu. Các chiến lược giao dịch dài hạn như mua và giữ tài sản dựa trên giả định rằng tài sản cơ bản sẽ tăng giá trị. Theo định nghĩa này, việc mua và giữ tài sản chỉ đơn giản là kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, dài hạn không nhất thiết có nghĩa là trader kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ sự chuyển động tăng lên của giá. Lấy ví dụ như token đòn bẩy. BTCDOWN có tương quan nghịch với giá Bitcoin . Nếu giá Bitcoin tăng, giá BTCDOWN sẽ giảm. Nếu giá Bitcoin giảm, giá BTCDOWN sẽ tăng lên. Theo nghĩa này, việc tham gia một vị thế Long trong BTCDOWN tương đương với việc giá Bitcoin đi xuống.

Shorting là gì?

Vị thế Short (hoặc ngắn gọn Short) có nghĩa là bán tài sản với ý định mua lại sau đó với giá thấp hơn. Shorting có liên quan chặt chẽ đến giao dịch ký quỹ  vì nó có thể áp dụng với các tài sản đi vay. Tuy nhiên, shorting cũng được sử dụng rộng rãi trong thị trường phái sinh và có thể được thực hiện với một vị thế spot đơn giản. Vậy, shorting hoạt động như thế nào? Khi nhắc đến shorting trên thị trường spot, khái niệm này tương đối đơn giản. Giả sử bạn đã sở hữu Bitcoin và bạn dự đoán giá sẽ giảm. Bạn bán BTC của mình để lấy USD vì bạn có kế hoạch mua lại với giá thấp hơn sau đó. Trong trường hợp này, về cơ bản, bạn đang vào một vị thế shorting Bitcoin vì bạn đang bán cao để mua lại thấp hơn. Khá dễ đúng không? Nhưng còn shorting với các khoản tiền đi vay thì sao? Cùng theo dõi tiếp để biết cách hoạt động của chúng nhé! Bạn vay một tài sản mà bạn nghĩ rằng sẽ giảm giá trị – ví dụ, một cổ phiếu hoặc một loại tiền mã hoá chẳng hạn . Sau đó, bạn ngay lập tức bán nó đi. Nếu giao dịch diễn ra theo cách của bạn dự đoán và giá tài sản giảm, bạn sẽ mua lại tài sản này bằng chính số tiền mà bạn đã vay. Bạn hoàn trả tài sản đã vay (cùng với lãi suất) và thu lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa giá bạn bán ban đầu và giá bạn mua lại. Như vậy, shorting Bitcoin sử dụng các khoản vay sẽ hoạt động như thế nào? Hãy xem một ví dụ sau. Chúng tôi đưa ra tài sản thế chấp bắt buộc để vay 1 BTC, sau đó ngay lập tức bán nó với giá 10.000 USD. Bây giờ chúng tôi đã có 10.000 USD. Giả sử giá giảm xuống còn 8.000 USD. Chúng tôi mua 1 BTC và trả khoản nợ 1 BTC cùng với lãi suất. Vì ban đầu chúng tôi bán Bitcoin với giá 10.000 đô la và bây giờ đã mua lại ở mức 8.000 đô la, lợi nhuận thu về của chúng tôi là 2.000 USD (trừ đi phí lãi suất và phí giao dịch). 

Sổ lệnh là gì?

Sổ lệnh là tập hợp các lệnh đang mở cho một tài sản, và được sắp xếp theo giá. Khi bạn đăng một lệnh chưa được thực hiện ngay, lệnh đó sẽ được thêm vào sổ. Lệnh sẽ được giữ ở đó cho đến khi nó được khớp với một lệnh khác hoặc bị hủy bỏ.

Sổ lệnh sẽ khác nhau tùy theo từng nền tảng, nhưng nhìn chung, chúng sẽ chứa thông tin gần giống nhau. Bạn sẽ thấy số lượng các lệnh ở các mức giá cụ thể. Khi nói đến sàn giao dịch tiền mã hoá và giao dịch trực tuyến, lệnh trong sổ lệnh được kết hợp bởi một hệ thống được gọi là động cơ khớp lệnh. Hệ thống này là thứ đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện – bạn cũng có thể xem đây như bộ não của sàn giao dịch . Hệ thống này, cùng với sổ lệnh, là yếu tố cốt lõi của khái niệm giao dịch điện tử.

Độ sâu của Sổ lệnh là gì?

Độ sâu của sổ lệnh (hoặc độ sâu thị trường) là cách thể hiện bằng hình ảnh của các lệnh hiện đang mở trong sổ lệnh. Khái niệm này thường đặt các lệnh mua ở một bên, và đặt lệnh bán ở bên còn lại và hiển thị chúng tích lũy trên biểu đồ.

Order book depth of the BTC/USDT market pair on Binance.

Độ sâu sổ lệnh của cặp thị trường BTC/USDT trên Binance. Nói một cách tổng quát hơn, độ sâu của sổ lệnh cũng có thể đề cập đến lượng thanh khoản mà sổ lệnh có thể hấp thụ. Thị trường càng “sâu” thì càng có nhiều tính thanh khoản trong sổ lệnh. Cũng có nghĩa là, một thị trường có nhiều thanh khoản hơn có thể hấp thụ các lệnh lớn hơn mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá. Tuy nhiên, nếu thị trường có thanh khoản kém, các lệnh lớn có thể tác động đáng kể đến giá.

Lệnh Market là gì?

Lệnh Market là lệnh mua hoặc bán với giá tốt nhất hiện có trên thị trường. Nói một cách đơn giản, đây là cách nhanh nhất để tham gia hoặc rời  khỏi thị trường.

Khi đặt lệnh Market, nó cũng giống như bạn đang nói : “Tôi muốn thực hiện lệnh này ngay bây giờ với mức giá tốt nhất mà tôi có thể nhận được”. Lệnh Market của bạn sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh từ sổ lệnh cho đến khi toàn bộ lệnh được lấp đầy. Đây là lý do tại sao các nhà giao dịch lớn (hoặc các cá voi) có thể có tác động đáng kể đến giá khi họ sử dụng lệnh Market. Một lệnh Market lớn có thể hút thanh khoản từ sổ lệnh một cách hiệu quả.

Trượt giá trong giao dịch là gì?

Có một điều bạn cần lưu ý khi nói đến lệnh marker – đó là trượt giá . Khi chúng tôi nói rằng các lệnh thị trường thực hiện ở mức giá tốt nhất hiện có, nó có nghĩa là chúng tiếp tục thực hiện các lệnh từ sổ lệnh cho đến khi toàn bộ lệnh được thực hiện. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu không có đủ thanh khoản xung quanh mức giá mong muốn để thực hiện một lệnh thị trường lớn? Có thể có sự khác biệt lớn giữa giá mà bạn mong đợi lệnh của mình được khớp và giá mà lệnh đó thực hiện. Sự khác biệt này được gọi là trượt giá. Giả sử bạn muốn mở một vị thế long trị giá 10 BTC bằng altcoin. Tuy nhiên, altcoin này có vốn hóa thị trường tương đối nhỏ và đang được giao dịch trên thị trường thanh khoản thấp. Nếu bạn sử dụng lệnh market, lệnh đó sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh từ sổ lệnh cho đến khi toàn bộ lệnh 10 BTC được lấp đầy. Trên thị trường thanh khoản, bạn có thể thực hiện lệnh 10 BTC của mình mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc thiếu thanh khoản có nghĩa là có thể không có đủ lệnh bán trong sổ lệnh cho phạm vi giá hiện tại. 

Vì vậy, vào thời điểm toàn bộ lệnh 10 BTC được khớp, bạn có thể nhận ra rằng giá trung bình được trả cao hơn nhiều so với dự kiến. Nói cách khác, việc thiếu lệnh bán khiến lệnh market của bạn tăng lên trên sổ lệnh, các lệnh khớp đắt hơn đáng kể so với giá ban đầu. Hãy chú ý cẩn trọng với sự trượt giá khi giao dịch altcoin, vì một số cặp giao dịch có thể không có đủ thanh khoản để thực hiện các lệnh market của bạn.

Lệnh Giới hạn (Limit order) là gì?

Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán tài sản ở một mức giá cụ thể hoặc tốt hơn. Giá này được gọi là giá giới hạn . Các lệnh mua giới hạn sẽ thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc thấp hơn, trong khi lệnh bán giới hạn sẽ thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc cao hơn.

Khi bạn đặt lệnh giới hạn, nó cũng giống như bạn đang nói: “Tôi muốn thực hiện lệnh này ở mức giá cụ thể này hoặc mức giá tốt hơn, và không được tệ hơn”.

Sử dụng lệnh giới hạn cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn cho giá vào hoặc thoát lệnh của mình đối với một thị trường nhất định. Trên thực tế, lệnh giới hạn còn giúp đảm bảo rằng lệnh của bạn sẽ không bao giờ được thực hiện với mức giá tệ hơn mức giá mong muốn của bạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ tồn tại những điểm yếu. Thị trường có thể không bao giờ đạt được mức giá bạn đưa ra, và sẽ khiến lệnh của bạn không thể thực hiện được. Trong rất nhiều trường hợp, điều này có nghĩa là bạn sẽ mất cơ hội giao dịch tiềm năng.

Mỗi trader có thể có quyết định thời điểm sử dụng lệnh giới hạn hoặc lệnh thị trường có thể khác nhau. Một số trader có thể chỉ sử dụng lệnh này hoặc lệnh kia, trong khi những trader khác sẽ sử dụng cả hai – tùy thuộc vào hoàn cảnh. Điều quan trọng là bạn phải hiểu cách hoạt động của lệnh để có thể tự quyết định.

Lệnh Dừng Lỗ (stop-loss order) là gì?

Bây giờ chúng ta đã biết lệnh thị trường và lệnh giới hạn là gì, hãy nói về lệnh stop-loss (dừng lỗ). Lệnh stop-loss là một loại lệnh giới hạn hoặc lệnh thị trường mà chỉ được kích hoạt khi đạt đến một mức giá nhất định. Giá này được gọi là giá dừng. Mục đích của lệnh stop-loss chủ yếu là để hạn chế thua lỗ. Mỗi giao dịch cần phải có một điểm vô hiệu, là một mức giá mà bạn nên xác định trước. Đây là mức giá mang ý nghĩa rằng quyết định ban đầu của bạn đã sai, và bạn nên thoát khỏi thị trường để ngăn tổn thất thêm. Vì vậy, điểm vô hiệu là nơi bạn thường đặt lệnh stop-loss (dừng lỗ).

Một lệnh stop-loss hoạt động hoạt động như thế nào? Như chúng tôi đã đề cập, lệnh stop-loss có thể là một lệnh giới hạn hoặc một lệnh thị trường. Đây là lý do tại sao các biến thể này cũng có thể được gọi là lệnh dừng-giới hạn (stop-limit) và lệnh dừng-thị trường (stop-market). Điều quan trọng cần hiểu là lệnh stop-loss chỉ kích hoạt khi đạt đến một mức giá nhất định (giá dừng). Khi đạt đến mức giá dừng, nó sẽ kích hoạt lệnh thị trường hoặc lệnh giới hạn. Về cơ bản, bạn đặt giá dừng như là điểm kích hoạt cho lệnh thị trường hoặc lệnh giới hạn. Tuy nhiên, có một điều bạn nên ghi nhớ. Chúng ta hiểu rằng các lệnh giới hạn chỉ khớp lệnh tại giá giới hạn hoặc giá tốt hơn, chứ không bao giờ là giá tệ hơn. Nếu bạn đang sử dụng lệnh dừng-giới hạn (stop-limit) làm lệnh stop-loss và thị trường gặp sự cố nghiêm trọng, lệnh này có thể ngay lập tức rời khỏi giá giới hạn của bạn, khiến lệnh của bạn không được khớp. Nói cách khác, giá dừng (stop price) sẽ kích hoạt lệnh dừng-giới hạn của bạn, nhưng lệnh giới hạn sẽ vẫn không được khớp do giá giảm mạnh. Đây là lý do tại sao các lệnh dừng-thị trường được coi là an toàn hơn các lệnh dừng-giới hạn. Lệnh dừng-thị trường giúp đảm bảo rằng ngay cả trong điều kiện thị trường khắc nghiệt, bạn sẽ được đảm bảo thoát khỏi thị trường một khi đạt đến điểm vô hiệu.

Maker và Taker là gì?

Bạn sẽ được xem là một maker khi bạn đặt một lệnh mà lệnh không được khớp ngay lập tức, nhưng được thêm vào sổ lệnh thay vào đó. Khi lệnh của bạn đang thêm thanh khoản vào sổ lệnh, hoạt động này sẽ khiến bạn trở thành “maker” tạo thanh khoản.

Các lệnh giới hạn thường sẽ thực thi như các lệnh của maker, nhưng không phải trong mọi trường hợp. Ví dụ: giả sử bạn đặt lệnh mua giới hạn với một giá giới hạn cao hơn đáng kể so với giá thị trường hiện tại. Vì bạn đang thiết lập rằng lệnh của bạn có thể thực hiện tại mức giá giới hạn hoặc tốt hơn, nên lệnh của bạn sẽ thực hiện trái với giá thị trường (vì nó thấp hơn giá giới hạn của bạn).

Bạn trở thành một taker khi bạn đặt một lệnh mà lệnh đó được khớp ngay lập tức. Lệnh của bạn không được thêm vào sổ lệnh mà ngay lập tức được khớp với lệnh hiện có trong sổ đặt hàng. Vì bạn đang lấy thanh khoản từ sổ lệnh, bạn là một taker. Các lệnh thị trường sẽ luôn là các lệnh taker vì bạn đang thực hiện lệnh của mình tại giá thị trường tốt nhất hiện có. Một số sàn giao dịch áp dụng mô hình phí nhiều cấp độ để khuyến khích các trader cung cấp thanh khoản. Nói cách khác, đây là cách để các sàn thu hút các trader có khối lượng giao dịch cao tham gia sàn của mình – thanh khoản hút thêm thanh khoản. Trong các hệ thống như vậy, các maker có xu hướng trả phí thấp hơn so với các taker, vì họ là những người thêm thanh khoản vào sàn. Trong một số trường hợp, sàn thậm chí có thể đưa ra thêm ưu đãi hoàn phí cho các maker.

Chênh lệch giá mua – giá bán (bid-ask spread) là gì?

Khái niệm Chênh lệch giá mua – giá bán (bid-ask spread) là sự chênh lệch giữa lệnh mua cao nhất (bid-giá mua) và lệnh bán thấp nhất (ask-giá bán) trong một thị trường cụ thể. Đây cơ bản là khoảng cách giữa mức giá cao nhất mà người bán kỳ vọng bán được và mức giá thấp nhất mà người mua kỳ vọng mua được. Chênh lệch giá mua-giá bán là một cách để đo lường thanh khoản của thị trường. Mức chênh lệch giá mua-giá bán càng nhỏ thì thị trường càng có nhiều thanh khoản. Chênh lệch giá mua-giá bán cũng có thể được coi là thước đo của cung và cầu đối với một tài sản nhất định. Theo nghĩa này, cung được đại diện bởi bên chào bán trong khi cầu được đại diện bởi bên chào mua.

Khi bạn đang đặt một lệnh mua trên thị trường, nó sẽ khớp vào giá chào bán thấp nhất hiện có. Ngược lại, khi bạn đặt lệnh bán trên thị trường, nó sẽ khớp vào giá chào mua hiện có cao nhất. 

Biểu đồ hình nến là gì?

Một biểu đồ nến là một biểu diễn đồ họa về giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được tạo thành từ các cây nến, mỗi nến biểu diễn một lượng thời gian bằng nhau. Ví dụ: trong biểu đồ 1 giờ, mỗi nến biểu diễn cho một khoảng thời gian là một giờ. Trong biểu đồ 1 ngày, mỗi nến biểu diễn cho một khoảng thời gian là một ngày, v.v. Biểu đồ hàng ngày của Bitcoin. Mỗi nến biểu diễn cho một ngày giao dịch.

Một nến được tạo thành từ bốn điểm dữ liệu: Giá mở, Giá đỉnh, Giá đáy, và Giá đóng (còn được gọi là các giá trị OHLC). Giá mở và Giá đóng là giá được ghi nhận đầu tiên và cuối cùng trong khung thời gian nhất định, trong khi Giá đáy và Giá đỉnh tương ứng là giá thấp nhất và cao nhất được ghi lại. Biểu đồ nến là một trong những công cụ quan trọng nhất để phân tích dữ liệu tài chính. Biểu đồ nến có mặt từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng đã được tinh chỉnh vào đầu thế kỷ 20 bởi những người tiên phong trong giao dịch như Charles Dow. Phân tích biểu đồ hình nến là một trong những cách phổ biến nhất để xem xét thị trường Bitcoin bằng cách sử dụng phân tích kỹ thuật.

Mô hình biểu đồ hình nến là gì?

Phân tích kỹ thuật phần lớn dựa trên giả định rằng các biến động giá trước đó có thể cho biết hành động giá trong tương lai. Vậy thì các cây nến hữu ích như thế nào trong bối cảnh này? Bằng cách xác định các mẫu biểu đồ nến, người dùng có thể đưa ra các ý tưởng giao dịch dựa trên các mẫu biểu đồ này. Biểu đồ hình nến giúp các trader phân tích cấu trúc thị trường và xác định xem họ đang ở trong môi trường thị trường tăng hay giảm. Chúng cũng có thể được sử dụng để xác định các khu vực lãi trên biểu đồ, như mức hỗ trợ hoặc kháng cự hoặc các điểm đảo chiều tiềm năng. Đây là những vị trí trên biểu đồ thường ghi nhận sự tăng lên của các hoạt động giao dịch. Các mô hình nến cũng là một cách tuyệt vời để quản lý rủi ro, vì chúng có thể thể hiện được các thiết lập giao dịch đã được xác định và chính xác. Tại sao lại có thể như thế? Đó là vì các mô hình nến có thể xác định mục tiêu giá rõ ràng cùng các điểm vô hiệu. Điều này cho phép các trader đưa ra các thiết lập giao dịch một cách chính xác và kiểm soát tốt. Và vì thế, mô hình nến được sử dụng rộng rãi bởi Forex và bởi vô số các nhà giao dịch tiền mã hoá  ở khắp nơi. Một số những mô hình nến phổ biến như cờ, tam giác, hình nêm, hình búa, ngôi sao và mô hình Doji.

Đường xu hướng là gì?

Đường xu hướng là công cụ được sử dụng rộng rãi bởi cả trader và các nhà phân tích kỹ thuật. Đây là những đường kết nối những điểm dữ liệu nhất định trên biểu đồ. Thông thường, các điểm dữ liệu này thường là giá, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một số trader cũng có thể vẽ các đường xu hướng dựa trên các thông số và bộ dao động kỹ thuật.

Ý tưởng chính của việc vẽ các đường xu hướng là nhằm hình ảnh hóa các khía cạnh nhất định của hành động giá. Bằng cách này, các trader có thể xác định xu hướng và cấu trúc thị trường một cách tổng quan.

The price of Bitcoin touching a trend line multiple times, indicating an uptrend.

Giá Bitcoin chạm vào một đường xu hướng nhiều lần, chỉ báo một xu hướng tăng.

Một số trader có thể chỉ sử dụng các đường xu hướng để hiểu rõ hơn về cấu trúc thị trường. Những người khác có thể sử dụng chúng để tạo ra các ý tưởng giao dịch có thể thực thi hóa dựa trên cách các đường xu hướng tương tác với giá.

Các đường xu hướng có thể được áp dụng cho một biểu đồ, biểu diễn hầu như bất kỳ khung thời gian nào. Tuy nhiên, giống như với bất kỳ công cụ phân tích thị trường nào khác, các đường xu hướng trên các khung thời gian cao hơn có xu hướng đáng tin cậy hơn các đường xu hướng trên các các khung thời gian thấp hơn. 

Một khía cạnh khác cần xem xét ở đây là độ khỏe của một đường xu hướng. Theo cách xác định thông thường, một đường xu hướng đạt chuẩn được xác định khi nó chạm vào giá ít nhất hai hoặc ba lần. Thông thường, một đường xu hướng càng có nhiều lần chạm giá (được kiểm tra) thì nó càng có độ tin cậy cao.

Vùng kháng cự và hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là một trong số những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến giao dịch và phân tích kỹ thuật .

Ngưỡng hỗ trợ là mức mà giá có thể tìm được một “mức sàn”. Nói cách khác, một ngưỡng hỗ trợ là một vùng có lượng cầu đáng kể, nơi người có thể tham gia vào và đẩy giá lên cao.

Ngưỡng kháng cự là mức mà giá tìm được một “mức trần”. Một ngưỡng kháng cự là một vùng có lượng cung đáng kể, nơi người bán tham gia vào và đẩy giá xuống.

Support level (red) is tested and broken, turning into resistance.

Ngưỡng hỗ trợ (màu đỏ) được kiểm tra và phá vỡ, trở thành ngưỡng kháng cự.

Giờ đây, bạn hiểu rõ rằng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tương ứng là các mức của cung và cầu tăng. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể xảy ra khi nói về ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự. Các thông số kỹ thuật như đường xu hướng, trung bình động, Dải Bollinger, Ichimoku Clouds và Fibonacci Retracement cũng có thể gợi ý các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Không chỉ vậy, trên thực tế, người ta còn sử dụng tâm lý học để đưa ra quyết định về ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Đây là lý do tại sao các nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể kết hợp hỗ trợ và kháng cự rất khác nhau trong chiến lược giao dịch cá nhân của mình. 

Bài viết mới
Tin nổi bật