Bitcoin (BTC) là gì? Đầy Đủ Thông Tin Về Bitcoin

Bitcoin (BTC) là gì?

Bitcoin là một loại tiền mã hóa, tiền điện tử kỹ thuật số, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2009. Bitcoin là tiền tệ phi tập trung, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào. Thay vào đó, nó được quản lý bởi một mạng lưới máy tính toàn cầu sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (blockchain) để ghi chép và xác minh tất cả các giao dịch.

Đặc điểm chính của Bitcoin

  • Phi tập trung: Bitcoin không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào.
  • Minh bạch: Mọi giao dịch Bitcoin đều được ghi chép và lưu trữ trên blockchain, có thể truy cập được bởi bất kỳ ai.
  • Bảo mật: Bitcoin được bảo mật bằng mật mã tiên tiến, giúp chống lại gian lận và giả mạo.
  • Tính toàn cầu: Bitcoin có thể được giao dịch trên toàn thế giới.
  • Hạn chế nguồn cung: Số lượng được giới hạn ở 21 triệu đồng Bitcoin, giúp kiểm soát lạm phát.

Người tạo ra Bitcoin

Ngày 31/10/2008, người có biệt danh Satoshi Nakamoto gửi sách trắng dài 9 trang đến những người có cùng mục tiêu tạo ra đồng tiền kỹ thuật số không bị kiểm soát, thông qua diễn đàn mã hóa Metzdow. Vài tháng sau, mạng tiền số này hoạt động và Nakamoto thu về một triệu Bitcoin trong năm đầu tiên. Trong giai đoạn đầu, ít người quan tâm đến Satoshi vì tiền số này chưa có giá trị. Tháng 12/2010, Nakamoto bất ngờ biến mất. 

Satoshi chưa bao giờ tiết lộ thông tin cá nhân. Hồi năm 2012, tài khoản của nhân vật này trên P2P Foundation – một mạng lưới toàn cầu dành riêng cho vận động và nghiên cứu các mạng đồng đẳng, Satoshi tự nhận là một nam giới 37 tuổi sống ở Nhật Bản. Theo tạp chí Wired của Mỹ, trong tiếng Nhật, Satoshi có nghĩa là “khôn ngoan”.

Nhưng một số người lại đặt giả thuyết rằng, Satoshi Nakamoto là sự kết hợp tinh quái của bốn công ty công nghệ: SAmsung, TOSHIba, NAKAmichi và MOTOrola.

Nhiều thuyết âm mưu đặt ra, cha đẻ Bitcoin thậm chí không phải là người Nhật vì tiếng Anh tiêu chuẩn (British English) của Nakamoto rất thuần thục, chẳng khác một người bản ngữ.

Người ta chỉ biết Satoshi Nakamoto đã thiết kế ra Bitcoin, nhưng danh tính chính xác của nhân vật này vẫn còn là ẩn số.

Ai là người kiểm soát Bitcoin?

Sau sự ra đi của Satoshi Nakamoto, Gavin Andresen là một trong những nhân vật quan trọng có vai trò làm cho đồng tiền mã hoá này trở nên phổ biến. Andersen mong muốn Bitcoin tiếp tục tồn tại một cách tự chủ, dù cho anh có “bắt đắc kỳ tử”.

Với nhiều người, giá trị cốt lõi của Bitcoin nằm ở tính độc lập khỏi thế giới chính trị, các hệ thống ngân hàng và tập đoàn. Không có ai có thể can thiệp vào giao dịch BTC, áp đặt phí giao dịch hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác. Ngoài ra, mọi sự thay đổi trong hệ thống Bitcoin đều được ghi chép một cách minh bạch qua mạng lưới Blockchain, một cuốn sổ cái công cộng phân tán.

Về cơ bản, dù Bitcoin không bị kiểm soát theo kiểu hệ thống, nhưng người dùng vẫn hoàn toàn kiểm soát được tài chính bản thân.

Bitcoin vận hành như thế nào?

Một người dùng chỉ có thể nhìn thấy lượng Bitcoin trên ví của mình cùng với các kết quả giao dịch.

Về phần công nghệ nền tảng, mạng lưới Bitcoin còn chia sẻ một sổ cái công khai có tên là “blockchain”. Sổ cái này chứa mọi giao dịch đã từng được thực hiện. Nếu bất kỳ ai cố thay đổi một chữ hoặc số trong các block giao dịch, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các block theo sau.

Ví của người dùng có thể xác nhận tính hợp lệ của mỗi giao dịch. Tính xác thực mỗi giao dịch được bảo vệ bởi một chữ ký số tương ứng với địa chỉ gửi đi.

Nhờ quy trình xác minh và dựa trên nền tảng giao dịch bảo mật, có thể mất tới vài phút để hoàn tất một giao dịch BTC. Giao thức Bitcoin được thiết kế sao cho mỗi block có thể mất đến 10 phút để đào.

Đơn vị đo lường của Bitcoin

Satoshi là đơn vị nhỏ nhất của bitcoin. Nó được đặt theo tên của Satoshi Nakamoto, người sáng lập giao thức được sử dụng trong blockchain và tiền mã hoá bitcoin.

1 BTC = 100.000.000.000 satoshi

Cách khai thác Bitcoin

Đào Bitcoin (hay Bitcoin Mining) là một thuật ngữ thể hiện quá trình giải mã những thuật toán và xác nhận thanh toán nhanh chóng trên mạng lưới Bitcoin. Thông qua sử dụng các máy tính với cấu hình mạnh và phần mềm hỗ trợ để giải quyết vấn đề tính toán, cho phép liên kết các khối giao dịch lại với nhau và phần thưởng nhận được chính là BTC (còn được gọi là phần thưởng khối).

Các hình thức đào bitcoin

Hiện nay trên thị trường có hai hình thức đào Bitcoin phổ biến:

Cloud Mining: Là hình thức khai thác dựa trên việc sử dụng công nghệ đám mây – thông qua một đơn vị trung gian cụ thể. Tức là những thợ đào chỉ cần đăng ký và mua hợp đồng đào coin của bên trung gian – nơi đứng ra thiết lập các dàn đào coin và duy trì hoạt động của chúng. Cloud Mining sẽ là lựa chọn hợp lý cho những ai không muốn đầu tư nhiều vào trang thiết bị, tự cài đặt phần mềm để khai thác. Tuy nhiên, chi phí ban đầu bỏ ra để sở hữu các hợp đồng khá cao, người dùng nên tìm hiểu kỹ để tránh gặp phải những tổ chức, đơn vị kém uy tín.

HardWare Mining:  Đây là hình thức khai thác Bitcoin bằng phần cứng – thợ đào bắt buộc phải mua những trang thiết bị, dụng cụ cần thiết như máy đào, hệ thống mạng, cơ sở vật chất,… Với HardWare, người dùng chủ động trong việc điều chỉnh khối lượng, mục tiêu và sản lượng khai thác, đồng thời hưởng lợi về giá khi mua sắm những dụng cụ trên do sự cạnh tranh từ các hãng cung ứng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình xây dựng hoàn thiện và vận hành hệ thống máy đào, những chi phí cần kiểm soát sẽ phát sinh như tiền điện, tiền mặt bằng, tiền bảo trì,…

Lợi ích của Bitcoin

1. Tự do

  • Thoát khỏi sự kiểm soát của bên thứ ba trong giao dịch.
  • Thanh toán an toàn và riêng tư trên thị trường deep web.

2. Tiện lợi

  • Dễ dàng mang theo và sử dụng nhờ công nghệ kỹ thuật số.
  • Giao dịch nhanh chóng, chi phí thấp chỉ với vài bước đơn giản.
  • Tự do lựa chọn mức phí giao dịch.

3. Bảo mật

  • Người dùng hoàn toàn kiểm soát giao dịch, không ai có thể rút tiền trái phép.
  • Bảo mật cao, giảm thiểu nguy cơ đánh cắp thông tin thanh toán.
  • Bảo vệ danh tính người dùng.

4. Minh bạch

  • Mọi giao dịch và thông tin đều được công khai trên Blockchain.
  • Giao thức được mã hóa, chống can thiệp, kiểm soát bởi bất kỳ ai.
  • Mạng lưới phi tập trung, đảm bảo tính minh bạch và trung lập.

5. Chống giả mạo

  • Công nghệ Blockchain và cơ chế đồng thuận tiên tiến giúp ngăn chặn hành vi lừa đảo “double spend”.

Những rủi ro khi đầu tư Bitcoin

Rủi ro pháp lý

Việc thiếu các quy định thống nhất trong việc quản lý tiền mã hoá đặt ra câu hỏi về tuổi thọ, tính thanh khoản và tính phổ biến của chúng.

Rủi ro bảo mật

Mua Bitcoin trên các nền tảng giao dịch như Binance hay OKX là hình thức phổ biến nhất để sở hữu loại tiền mã hoá này. Các nền tảng giao dịch này hoàn toàn có nguy cơ bị khai thác bất kỳ lúc nào, gây thiệt hại cho tài sản của người dùng.

Ngoài ra, nhiều người dùng cũng lưu trữ Bitcoin trên các loại ví không lưu ký. Private key là một mật khẩu hỗn hợp số và chữ dùng để truy cập vào các loại ví không lưu ký này. Mất key hoặc bị lộ key đồng nghĩa với việc mất luôn cả tài sản trong ví.

Rủi ro thị trường

Bitcoin là loại tài sản có sự biến động rất mạnh, đây được xem là một trong những yếu tố rủi ro có thể gây thiệt hại nghiệm trọng đến tài sản của các nhà đầu tư.

Các loại ví lưu trữ Bitcoin 

1. Ví nóng (Hot Wallet):

  • Lưu trữ private key trên máy chủ trực tuyến, kết nối internet để truy cập.
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, truy cập nhanh chóng, thuận tiện cho thanh toán.
  • Nhược điểm: Rủi ro cao bị hack, mất tiền nếu máy chủ bị tấn công.

Loại ví nóng phổ biến:

  • Ví web: Lưu trữ trên website của bên thứ ba (ví dụ: Coinbase, Binance).
  • Ví di động: Lưu trữ trên ứng dụng di động (ví dụ: Exodus, Trust Wallet).

2. Ví lạnh (Cold Wallet):

  • Lưu trữ private key ngoại tuyến, không kết nối internet.
  • Ưu điểm: An toàn cao, giảm thiểu nguy cơ bị hack.
  • Nhược điểm: Khó sử dụng hơn ví nóng, cần thao tác thủ công khi thực hiện giao dịch.

Loại ví lạnh phổ biến:

  • Ví phần cứng: Lưu trữ private key trên thiết bị USB chuyên dụng (ví dụ: Ledger Nano S, Trezor Model T).
  • Ví giấy: In private key ra giấy và lưu trữ an toàn.

3. Ví phần mềm:

  • Lưu trữ private key trên máy tính cá nhân.
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng hơn ví lạnh, an toàn hơn ví nóng.
  • Nhược điểm: Nguy cơ bị hack cao hơn ví lạnh nếu máy tính không được bảo mật tốt.

Loại ví phần mềm phổ biến:

  • Electrum: Ví Bitcoin mã nguồn mở, miễn phí và an toàn.
  • Exodus: Ví đa tiền tệ, hỗ trợ lưu trữ nhiều loại tiền điện tử.

Cá voi Bitcoin là gì?

Cá voi Bitcoin là những tay chơi nắm giữ một lượng Bitcoin khá lớn lên đến hàng trăm nghìn BTC. Những tay chơi này có thể là một triệu phú ẩn danh nào đó hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn trong thị trường crypto.

Vì nắm giữ số lượng Bitcoin quá lớn, nên khi cần mua bán Bitcoin các cá voi Bitcoin thường có những thoả thuận đặc biệt với những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ OTC để tránh khỏi tầm mắt của các nhà đầu tư cá nhân, cũng như hạn chế làm biến động giá Bitcoin nhất có thể.

Tổng kết

Trên đây là hầu hết các thông tin về bitcoin mà KênhBit đã tổng hợp. Hy vọng  bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Bitcoin.

Bài viết mới
Tin nổi bật