NFT – xu hướng đầu tư tiềm năng hay trào lưu đầy rủi ro?

NFT (Non-Fungible Token) xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 2012, dần phát triển mạnh mẽ vào năm 2017 và là cơn sốt mạnh mẽ tới thời điểm hiện tại. Dưới dạng NFT, những video, bức tranh, hình ảnh hay mọi thứ khác đều có thể được sở hữu hay được tìm kiếm, chi trả cho tới hàng triệu USD. 

Liệu việc đầu tư vào NFT có thật sự tiềm năng, nếu nó tiềm năng tới như vậy, rủi ro sẽ là gì?

HIỆN TƯỢNG NFT

NFT có thể coi là một hiện tượng hot nhất hiện nay trong thị trường tiền mã hoá, các sản phẩm được rao bán dưới dạng NFT đang được săn lùng với giá trị cực kì cao. 

Một số các giao dịch điển hình dựa trên NFT đang được chú ý gần đây như:

  • Visa mua CryptoPunk số #7610 với giá 49,5 đồng ETH (tương đương gần 150.000 USD) vào ngày 19/08/2021.
  • Hình viên đá nằm trong bộ sưu tập EtherRock ghi nhận giao dịch với giá trị cao nhất là 400 đồng ETH (tương đương 1,3 triệu USD) vào ngày 24/08/2021.
  • Hoạ sĩ nhí Xèo Chu thu về gần 23.000 USD cho bức tranh NFT đầu tiên của mình. 

… và còn rất nhiều các giao dịch cực kì đắt đỏ khác mà bạn hoàn toàn có thể thấy trên thị trường NFT hiện tại. 

Với sự đa dạng về giá trị của NFT, dao động từ vài USD đến hàng triệu USD, các nghệ sĩ và cả các nhà đầu tư đều chú ý và tham gia vào thị trường này để kiếm lời. 

ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO THỊ TRƯỜNG NFT CÓ GIÁ TRỊ?

Một trong những điều thú vị về NFT khi so sánh với Bitcoin đó là: Bitcoin giống như một đồng xu thì NFT giống như một chứng chỉ kỹ thuật số duy nhất được gắn với một tài sản kỹ thuật số duy nhất. Một đơn vị tiền Bitcoin cũng giống như những Bitcoin khác đều là mã FT, có giá trị tương đương và có thể trao đổi, hoán đổi cho nhau, nhưng NFT thì chỉ có một – nó là duy nhất.

Lấy ví dụ khi ta sở hữu một đồng Bitcoin, chúng ta có thể mua hoặc bán bằng việc chia thành các phần nhỏ hơn, nhưng với NFT, dù là giá trị bao nhiêu đi chăng nữa, chúng ta không thể mua hay bán một nửa, một phần ba hay một phần tư NFT. 

Với NFT, các quy tắc về quyền sở hữu được tích hợp sẵn trong từng mã riêng lẻ. Mã NFT bao gồm các nguyên thủy (các phần tử đơn giản nhất trong mã) đại diện cho những điều khoản sau: Quyền sở hữu/ Chuyển khoản/Kiểm soát truy cập và Quy tắc hiển thị. Và vì nó là một đoạn mã nên ai cũng có thể tạo ra NFT của riêng mình và bất kỳ cái gì cũng có thể trở thành NFT!

CƠ HỘI HAY RỦI RO?

Các ứng dụng công nghệ blockchain trong nghệ thuật và giải trí, các trò chơi hấp dẫn, thì có thể thấy rằng, dự án NFT được đánh giá là tiêm năng khi mang lại những giá trị cho cộng đồng cũng như những ứng dụng dài hạn. Những ứng dụng này hoàn toàn có thể phá bỏ những giới hạn trước đây trong công nghệ, giúp người tham gia vừa theo đuổi được sở thích của bản thân, vừa kiếm được tiền trong “thế giới ảo”.

Tuy nhiên, với những biến động của thị trường, những người tham gia và cụ thể là những người đầu tư cần phải thật cẩn thận trước rất nhiều dự án NFT không có giá trị, khi bất cứ ai trên Internet đều có thể tạo ra NFT một cách nhanh chóng. 

Hẳn sẽ có rất nhiều các loại token vô giá trị cùng các trường hợp gian lận hoặc sử dụng tên giả, hay những dự án bị mời chào nhưng lại chẳng có kế hoạch dài hạn. Vì vậy, bất cứ ai tham gia vào thị trường cũng cần học hỏi, xem xét, nghiên cứu và đánh giá kĩ lưỡng. 

Ngoài ra, xu hướng NFT vẫn còn khá mới mẻ. Chúng cần phải được trải qua nhiều chu kì và biến động khác nhau để thực sự được khẳng định giá trị của xu hướng có bền vững hay không. Tuy nhiên, nền tảng blockchain đã định vị cho NFT một chỗ đứng cực kì vững chắc, cũng như sự công nhận từ cộng đồng crypto dành cho NFT, thì tiềm năng của chúng vẫn còn được phát triển trong tương lai. 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm vài thông tin về thị trường NFT, các thông tin trên đã được nghiên cứu, không phải là lời khuyên đầu tư. 

Chat cùng các admin và member tại: https://t.me/dautucryptovietnam

Follow để không bỏ lỡ thông tin tại: Cộng Đồng Crypto Việt Nam

Cập nhật & thảo luận thông tin tại: Cộng Đồng Đầu Tư Crypto Việt Nam ฿

Từ khóa :
Bài viết mới
Tin nổi bật