Bytom Coin (BTM) là gì? Tổng quan về dự án Bytom.

Bytom Coin (BTM) là gì? Bytom Coin có đặc điểm gì nổi bật. Các bạn hãy cùng kenhbit.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Bytom Coin(BTM) là gì? 

Bytom (BTM) là nền tảng blockchain công cộng được tạo ra nhằm kết nối, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản kỹ thuật số với tài sản thực. Nhiệm vụ của Bytom là tạo ra cầu nối giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý, xây dựng mạng lưới phân cấp nơi những tài sản số được đăng ký và trao đổi với các tài sản vật lý khác.

Cách hoạt động của Bytom

Bytom bao gồm ba lớp: lớp ứng dụng, lớp hợp đồng và lớp sổ cái chung. Trong nỗ lực đơn giản hóa quá trình số hóa nội dung, nhóm đã chia lớp ứng dụng và cố gắng đơn giản hóa nó.

  • Lớp ứng dụng là nơi người dùng cuối sẽ tương tác với mạng. Sử dụng các công cụ như ví, người dùng có thể bắt đầu hành động hoặc đưa ra dự đoán ở cấp hợp đồng. Bậc hợp đồng có hai loại: Hợp đồng Genesis và hợp đồng chung.
  • Hợp đồng Genesis tạo và xác thực các hành động hợp đồng thông minh trên mạng. Hợp đồng Genesis có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc giao thức được tiêu chuẩn hóa.

Mặt khác, hợp đồng chính phục vụ một số chức năng khác nhau. Đầu tiên là cung cấp một khuôn khổ cho việc chuyển giao tài sản giữa những người dùng và thứ hai là triển khai các tài sản mới, trước tiên phải được chấp thuận trong hợp đồng Genesis.

  • Lớp Sổ cái được chia sẻ là blockchain mà tất cả chúng ta đều quen thuộc, đây là nhật ký lịch sử của tất cả dữ liệu giao dịch xảy ra trên chuỗi khối Bytom. Đây là lớp theo dõi tất cả các số dư và được bảo vệ bởi quá trình khai thác.

Tính năng của Bytom

Các định dạng địa chỉ BIP32, BIP43 và BIP44 được sử dụng trong thiết kế ví Bytom để hỗ trợ nhiều loại tiền tệ, đa tài khoản, đa địa chỉ và multi-key Hierarchical Deterministic Wallets.

Bytom sẽ hỗ trợ Thuật toán mật mã khóa công khai (Public Key Cryptographic Algorithm) SM2 Dựa trên Đường cong Elliptic 2 (Based on Elliptic Curves) và Thuật toán băm mật mã SM3 (Cryptographic Hash Algorithm 3) để vận hành ở Trung Quốc.

Bytom sẽ đặt tên cho tài sản theo chuẩn ODIN (Open Data Index Name) để đảm bảo tính duy nhất của tài sản trên mạng. ODIN sẽ sử dụng block height để làm chỉ mục đặt tên thay vì chuỗi ký tự.

Bytom sẽ áp dụng thuật toán PoW thân thiện với chip AI ASIC do đó thuật toán của Bytom sẽ tương thích với AI. Nó sẽ hỗ trợ đưa các thuật toán vào các hàm để các thợ đào có thể sử dụng các dịch vụ tăng tốc.

Bytom 2.0 là gì?

Nếu như giải pháp của Bytom 1.0 là chuỗi chính sử dụng POW, chịu trách nhiệm phát hành tài sản và chuỗi phụ phụ thông qua POS, chịu trách nhiệm về hiệu quả giao dịch … thì Bytom 2 là một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên thay thế POW bằng POS, giúp khắc phục hầu hết các khuyết điểm của POW và cả của Bytom 1.0 về tính bảo mật, cũng như hiệu năng, giảm gánh nặng về mặt kinh tế cho hệ sinh thái BTM.

Bytom 2.0 là một kiến trúc hợp nhất và tích hợp giao thức DeFi đa tài sản trên nền tảng hợp nhất. 

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản Bytom 2.0 là một bản nâng cấp của Bytom 1.0 với điểm đột phá so với phiên bản cũ là dùng POS thay cho POW( bỏ cơ chế chuỗi chính chuỗi phụ và hợp nhất thành 1 chuỗi duy nhất sử dụng POS).

Những sản phẩm của Bytom 2.0

Bytom 2.0 sẽ hỗ trợ cho những nhà phát triển nhiều nền tảng khác nhau:

Defi: MOV là một giao thức Defi có thể tương tác và có thể tùy chỉnh, MOV sẽ tích hợp hàng loạt các giao thức như: Orderbook, AMM, Lending,… MOV sẽ tương thích rất nhanh với sự phát triển của thị trường hiện tại.

NFT & Metaverse: Các nhà phát triển hoàn toàn có thể xây dựng các ứng dụng NFT và Metaverse trên Bytom

Hệ thống cross-chain: Bản cập nhật này sẽ tích hợp thêm giao thức cross-chain để có thể chuyển đổi dễ dàng những tài sản từ blockchain Bytom sang các blockchain khác một cách nhanh chóng và hiệu quả

Hệ thống Robust Oracle: Các node đồng thuận trên Bytom có thể trở thành các node dịch vụ oracle cung cấp cá dữ liệu ngoài chuỗi cho hệ thống.

Điểm nổi bật của Bytom

Bytom là một cầu nối kết nối tài sản giữa tài sản kỹ thuật số và tài sản thực, điều này sẽ nâng cao tính thanh khoản, bảo mật và giá trị của những tài sản đó

Mặc dù sử dụng cơ chế PoW, tuy nhiên với mô hình UTXO của Bytom sẽ cho phép xác minh nhiều giao dịch cùng một lúc, nhẹ hơn hẳn so với Ethereum.

Tuy nhiên với bản cập nhật của Bytom 2.0 đã có 1 sự thay đổi hoàn toàn về cơ chế so với Bytom 1.0. Bytom 2.0 sẽ xây dựng một mô hình giảm phát giúp cho những holder, để có thể gia tăng lượng holder trên hệ thống.

Bytom sẽ hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng nhiều nền tảng hơn như Defi, NFT, Metaverse,…

Việc chuyển đổi từ PoW qua PoS sẽ giúp cho Bytom trở nên thân thiện với môi trường hơn khi đất nước Trung Quốc đang rất khó khăn trong việc triển khai những máy đào.

Khả năng thích ứng cao, với những sự thay đổi mới về nền tảng của Bytom cho phép mạng này có khả năng tương thích cao đối với những sự thay đổi trên thị trường hiện nay.

Thông tin cơ bản token BTM

Token Use Case 

Bytom sẽ phát hành token cho nền tảng của mình với mã là BTM, token BTM được sử dụng trong những lĩnh vực sau:

Transaction Fee: Mỗi hoạt động trên Bytom sẽ phải dùng Bytom để làm fee

Reward: BTM sẽ được dùng để trả cho những miners

Dividends of Income Assets: Những người phát hành tài sản kỹ thuật số (digital assets) trên Bytom sẽ được trả cổ tức bằng BTM

Key Metrics BTM

Token name: Bytom Blockchain Token

Tickers: BTM

Blockchain: Bytom

Token type: Coin/ Mineable

Mining algorithm: Tensority

Total supply: 2,100,000,000 BTM

Circulating supply: 1,709,495,737 BTM

Token Allocation

Ví lưu Trữ

Hiện tại được lưu trữ trên ví: metamask

Sàn Giao dịch

Hiện tại được giao dịch trên các sàn : Gate.io, houbi

Tỷ giá hiện tại

Hiện tại, ở thời điểm viết bài giá BTM đang được giao dịch ở mức quanh 0.03 USD.

Roadmap

Đội ngũ

Nhà đầu tư và đối tác

Kênh thông tin cộng đồng

Website Bytom 2.0: https://bytom.io/en/ 

Twitter: https://twitter.com/Bytom_Official 

Telegram: https://t.me/BytomInternational 

Discord: https://discord.com/invite/U3RSYr5

Medium: https://medium.com/bytomofficial 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản của dự án Bytom Coin (BTM). Hy vọng các bạn thấy bài viết hữu ích và cùng nhau chia sẽ dự án Bytom Coin (BTM) dưới comment. Chúc các bạn thành công.

Bài viết mới
Tin nổi bật