Bản tin đặc biệt: NFTs tìm thấy giá trị thực sự khi được liên kết với Metaverse ở năm 2021 – Hứa hẹn bứt phá trong năm 2022

NFT được xem là một trong những đổi mới lớn nhất của thị trường crypto năm 2021. Metaverse được thiết lập để thúc đẩy giá trị của chúng hơn nữa vào năm 2022.

NFTs tìm thấy tiện ích thực sự với sự ra đời của Metaverse vào năm 2021

NFTs ra đời và nổi lên một cách nhanh chóng

Các sản phẩm NFTs có mức độ phổ biến và nâng cấp hơn so với thời kỳ đầu. Hơn thế nưã, chúng còn nhận được sự chấp nhận lớn đến từ cộng đồng. Một hiện tượng được cho là bong bóng thị trường, lại đang được mở rộng. Phạm vi phủ sóng của chúng không chỉ trên thị trường tiền điện tử mà còn ở thị trường gaming truyền thống.

Theo báo cáo của DappRadar, thị trường NFT đã có năm hoạt động tốt nhất trong lịch sử. Mang lại hơn 23 tỷ đô la vốn hóa thị trường, 100 bộ sưu tập NFT hàng đầu ở mức 16,7 tỷ đô la, tính đến ngày 17 tháng 12.

Bước ngoặt phát triển lớn của NFT và không gian metaverse là việc Facebook tiến hành đổi tên thương hiệu thành Meta. Với nỗ lực mở rộng phạm vi tiếp cận của nền tảng này ra ngoài phương tiện truyền thông xã hội và xâm nhập vào Metaverse. 

Vào tuần cuối cùng của tháng 10, có thông tin tiết lộ rằng mảnh đất Metaverse trị giá hơn 106 triệu USD đã được bán trong bảy ngày.

Hành trình phát triển của NFTs

Trong phạm vi tiền điện tử, cơn sốt sưu tầm NFT lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2017. Sự ra đời của trò chơi CryptoKitties cùng những nhu cầu liên quan tới con mèo kỹ thuật số kitties. 

Ở thời điểm đỉnh cao là tháng 11 cùng năm, trò chơi blockchain đã ghi nhận lượng khủng người chơi. Với mức cao nhất là 140.000 người dùng/ngày và 180.000 giao dịch/ngày. Tuy nhiên, động thái tích cực này đã nhanh chóng mất đi trong vài tháng sau đó.

Những bộ sưu tập nổi tiếng thời kỳ đầu như CryptoPunks, Bored Apes Yacht Club và NBA Top Shots.

Thời gian đầu, mối quan tâm về NFT chủ yếu đến từ việc công nghệ hóa các tác phẩm nghệ thuật. Những tác phẩm này đa phần của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, ví dụ như Beeple. Chúng được tung ra thị trường thông qua bán đấu giá. Được tổ chức bởi các phòng trưng bày nghệ thuật truyền thống như Christie’s và Sotheby’s.

Kể từ đó, phạm vi hoạt động của NFT đã mở rộng và phổ biến ra nhiều loại hình. Bao gồm hội họa, âm nhạc, game, thể thao và Tweets. Nó hướng về bất kỳ tài sản kỹ thuật số hoặc thế giới thực nào. Chỉ cần có thể được mã hóa nhưng vẫn giữ được giá trị và được độc quyền sở hữu.

GameFi giúp thay đổi cuộc chơi

Khoảnh khắc đầu tiên đối với NFTs theo sau câu chuyện Metaverse là thông qua các giao thức GameFi. GameFi được định nghĩa là sự kết hợp giữa Game và DeFi trong cùng một hệ sinh thái duy nhất. 

Theo Huobi Research, chi nhánh nghiên cứu của sàn giao dịch tiền điện tử, GameFi đã làm sống lại mối quan tâm đến trò chơi blockchain .

Năm 2021, Giao thức hàng đầu trong lĩnh vực này là Axie Infinity. Nó là một vũ trụ trò chơi nơi game thủ có thể thu thập Axie làm thú cưng để chiến đấu, sinh sản, nuôi và xây dựng vương quốc cho thú cưng của họ. Hệ sinh thái trò chơi được cung cấp bởi AXS và SLP, các token gốc của hệ sinh thái.

Axie Infinity dựa trên nền tảng Ethereum được phát hành năm 2018 bởi nhà phát triển Sky Mavis Việt Nam. Có thể nói, năm 2021 tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường NFTs. Nhờ thuận theo xu hướng đó, các NFTs của Axie Infinity nhanh chóng trở thành bộ sưu tập NFT được giao dịch nhiều nhất trong lịch sử phát triển của NFT. 

Bộ sưu tập đã đạt gần 4 tỷ đô la doanh thu mọi thời đại. Axie Infinity đã vượt qua các trò chơi blockchain khác một đoạn đường dài về khối lượng giao dịch trong lĩnh vực GameFi.

GameFi đang thu hút nhiều sự quan tâm với giá trị khổng lồ chưa được khai thác

Cộng đồng tham gia vào GameFi đã tăng từ 20.000 (tháng 3/2021) lên 2,5 triệu người dùng (cuối năm 2021). Đánh dấu mức tăng 125 lần trong vòng chưa đầy chín tháng – Một kỳ tích đáng chú ý đối với một trò chơi kết hợp ứng dụng blockchain trên thị trường.

GameFi đã có lúc thu về 9,72 triệu USD chỉ trong một ngày, vượt qua kỷ lục mà Tencent nắm giữ vào thời điểm đó. Trong quý 3/2021, GameFi chiếm 19,5% tổng khối lượng giao dịch NFT và $2,08 tỷ khối lượng giao dịch.

Các nền tảng GameFi ban đầu chủ yếu dựa trên mạng blockchain của Ethereum. Sau đó lan rộng trên các mạng blockchain khác như Solana và Binance Smart Chain. Một số cái tên nổi bật như Splinterlands trên Hive và Wax, Alien Worlds trên Wax, Upland trên EOS và MOBOX dựa trên Binance Smart Chain.

Khoản đầu tư được huy động với lĩnh vực GameFi đã vượt hơn một tỷ đô la vào năm 2021. Dẫn đầu là số tiền 930 triệu đô la được huy động bởi công ty trò chơi Forte Labs.

Dữ liệu từ DappRadar

GameFi hứa hẹn nhiều tiềm năng trong năm 2022

Bên cạnh đó, thị trường GameFi ban đầu cũng gặp phải nhiều phản đối. Đến từ ngành công nghiệp trò chơi truyền thống và một số cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đến nay GameFi đã tạo được tiếng vang lớn và có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng.

Những nhà phát triển trò chơi truyền thống có thể sử dụng công nghệ blockchain, tiến cận hướng phát triển trò chơi theo hình thức Play to Earn. Sau đó tạo ra các mô hình kinh doanh trong Metaverse. Điều đó giúp cho chúng có thể đạt được hiệu quả và khả năng tương thích chéo với thế giới thực.

Nếu năm 2021 có thể được coi là năm của DeFi và NFTs. Thì gần như chắc chắn rằng năm 2022 sẽ là năm của GameFi và Metaverse.


Từ khóa :
Bài viết mới
Tin nổi bật